Email Marketing là gì? Hướng dẫn sử dụng Mailchip cho Email Marketing ( Phần 2)

Xem lại phần 1: Email Marketing là gì? Hướng dẫn sử dụng Mailchip cho Email Marketing

Khi thực hiện các chiến dịch marketing, quảng cáo sản phẩm chắc chắn việc gửi email là việc đầu tiên mà bạn nghĩ đến. Đơn giản là vì email marketing là một phương thức quảng cáo rất hữu ích cho các chiến dịch marketing.

Nhưng nhiều bạn khi bắt đầu thực hiện việc tạo và gửi email vẫn chưa hiểu được một cách tổng quan nhất về nó, và lợi ích email marketing mang lại cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn đầy đủ nhất về loại hình marketing này.

IV. Tạo biểu mẫu thu thập email và tích hợp với WordPress

Để tăng thêm số lượng subscribe tự động cho danh sách, bạn cần có một biểu mẫu đăng ký – Signup form. Mỗi website với mục đích, nội dung khác nhau sẽ thu thập dữ liệu người dùng khác nhau. Ví dụ như với Canh Me, mình chỉ cần thông tin cơ bản bao gồm Name và Email để gửi Email Marketing là đủ. Với một website bán hàng sẽ cần thêm Số điện thoại, Địa chỉ…

Do đó, bạn cần phải tạo sẵn form có sẵn những trường dữ liệu này để người dùng nhập thông tin vào và lưu trữ. Thao tác này là bắt buộc!

Form này có thể được đặt ở sidebar, footer hay sẽ là 1 pop-up xuất hiện bất kỳ đâu trên trang web, miễn vị trí đó thu hút người dùng đăng ký là được. Ví dụ như hình ảnh pop-up toàn trang của Canh Me hiện tại:

Với MailChimp, tạo một signup form cực kỳ dễ dàng. Chỉ thực hiện các động tác kéo/thả tick chọn với các 4 mẫu form mặc định có sẵn:

General forms: Xây dựng, thiết kế, dịch form đăng ký và email phản hồi.
Embedded forms: Tạo mã HTML để nhúng form đăng ký vào trang web hoặc blog.
Subscriber popup: Thiết kế một form đăng ký dạng pop-up có thể nhúng vào trang web bất kỳ.
Form integrations: Tạo form đăng ký sử dụng một trong các liên kết có sẵn của MailChimp.
Tuy nhiên, do các mẫu mặc định có sẵn khá đơn giản nên đôi khi các form này không tạo được nhiều ấn tượng tới khách hàng/bạn đọc. Nếu website của bạn được thiết kế với WordPress, hãy sử dụng thêm các plugin hỗ trợ, sẽ dễ dàng thiết kế được nhiều mẫu form đẹp mắt, đặc sắc hơn.

1. Tạo form đăng ký

– Nhấn List ở thanh menu phía trên.

– Chọn Signup forms cho một email list bất kỳ.

Mình sẽ lựa chọn hướng dẫn chi tiết tạo General forms, vì đây là mục cơ bản cung cấp cho bạn tất cả những công cụ để thiết kế nên một biểu mẫu đăng ký hoàn chỉnh. Bạn bắt buộc phải vào phần này đầu tiên, vì có một số cấu hình quan trọng ở đây.

Sau khi thiết kế xong form, bạn sẽ được cung cấp 1 đường link dẫn tới trang đăng ký để mọi người có thể subscribe. Ngoài ra, một số plugin tạo popup, plugin Email Marketing sẽ sử dụng trực tiếp form này để hiển thị cho người dùng.

– Chọn General forms, một giao diện thiết kế trực diện xuất hiện, bạn hãy làm theo các bước ở hình dưới để có cái nhìn tổng quan về cách tạo một mẫu đăng ký.

– Nhấn vào mũi tên xổ xuống ở Signup forms (1) để chọn từng phần của một mẫu. Cá nhân mình thấy có 1 số trang (2) như phần chính của mẫu đăng ký Signup form hay trang Signup thank you page cần được tạo sao cho bắt mắt 1 chút. Riêng các trang cảm ơn, nên đặt logo của website kèm theo một lời cảm ơn thật chân thành.

Signup form: Bao gồm nội dung chính của mẫu đăng ký.
Signup form with alert: Mẫu đăng ký kèm theo những thông báo lỗi khi thiếu nội dung bắt buộc như: chưa nhập email hoặc gõ sai email.
Signup thank you page: Nội dung cảm ơn và lưu ý xác nhận đăng ký thông qua email sẽ được gửi tới.
Opt-in confirmation email: Chuẩn bị nội dung cho email confirm gửi tới người đăng ký.
Opt-in confirmation reCAPTCHA: Nội dung phần xác nhận là người thật chứ không phải công cụ tự đăng ký.
Confirmation thank you page: Trang thông báo việc đăng ký nhận email đã thành công.
Final welcome email: Email cảm ơn và xác nhận việc đăng ký thành công.
– Tiếp theo là các bước để tạo một form, sau khi tạo xong sẽ quay lên phía trên, lấy link mẫu đăng ký (3) để gửi cho bạn bè, share lên mạng xã hội hoặc nhúng vào bài post.

Một mẫu đăng ký thường gồm 3 thông tin cơ bản: địa chỉ email (Email Address), tên (First Name), họ (Last Name). Tuy nhiên, quan trọng nhất và bắt buộc yêu cầu là địa chỉ email. Để ngắn gọn và tiết kiệm thời gian mình thường chọn chỉ cần điền địa chỉ email và tên thôi.

– Các thao tác bạn chỉ cần kéo thả trong tab Build it từ cột nội dung Add a field bên phải sang màn hình chính hiển thị form bên trái hoặc thay đổi nội dung tên trong cột Field settings.

– Chuyển qua Design it nếu bạn muốn thay đổi màu sắc, font chữ trong form.

Ngoài ra, để thuận tiện, MailChimp cũng hỗ trợ cho người dùng Việt Nam với tab Translate it. Việc Việt hóa form đăng ký chưa bao giờ dễ dàng đến thế, tùy biến theo đúng phong cách và ngôn ngữ mà bạn mong muốn.

Lưu ý: Nếu không sử dụng plugin WordPress, bạn có thể sử dụng biểu mẫu khác hoặc các công cụ có sẵn mà MalChimp cung cấp. Thiết kế cũng rất đơn giản, cuối cùng lấy mã JavaScript chèn vào site là xong.

2. Tích hợp biểu mẫu với WordPress dùng Plugin

Cá nhân mình luôn muốn hướng các bạn tới sử dụng các plugin hỗ trợ. Vừa nhanh gọn, đơn giản mà đẹp. Giới thiệu với các bạn một số plugin nổi tiếng được nhiều người sử dụng:

Plugin miễn phí

Icegram: tạo Email Optin, Popup.
MailMunch: hỗ trợ tự động chèn form vào nội dung bài viết, sidebar, popup toàn trang, top menu bar, Scrollbox. Nên dùng!
MailChimp for WordPress: tạo widget subscribe, checkbox đăng ký khi comment.
Plugin trả phí

OptinMonster (từ 49$): đây là plugin rất nổi tiếng tạo form popup subscribe, khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao
Bloom (từ 89$): hiện tại Canh Me đang sử dụng plugin này, hỗ trợ nhiều thiết kế đẹp mắt, không giới hạn website
Ninja Popups (25$): giá rẻ, hỗ trợ nhiều service, không giới hạn website
Mình sẽ hướng dẫn bạn tích hợp biểu mẫu vừa tạo thông qua plugin MailMunch.

– Cài đặt plugin lên website của bạn.

– Sau khi cài đặt và kích hoạt xong hãy nhấn chọn MailMunch ở cột bên trái.

– Nhấn chọn Create Your First Optin Form để bắt đầu tạo một form đăng ký mới. Lúc này, bạn sẽ được đưa về 1 trang thiết kế riêng.

Tùy theo nội dung hoặc vị trí bạn muốn chèn form đăng ký mà chọn loại biểu mẫu phù hợp. MailMunch cũng hỗ trợ các loại khác nhau như: Popover (pop up toàn trang), Embedded (chèn vào nội dung bài viết), Topbar (menu phía trên), Scrollbox, Sidebar.

– Lựa chọn bất kỳ một mẫu bạn mong muốn, ví dụ, mình sẽ chọn Popover và bắt đầu các bước tạo form.

Một popup xuất hiện, hãy đăng nhập vào tài khoản MailChimp của bạn và tiếp tục set up.

Nhấn Publish Form để hoàn tất việc thiết kế và cài đặt.
– Bây giờ quay lại mục cài đặt plugin trên website bạn sẽ thấy xuất hiện ngay 1 box hỏi yêu cầu đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản MailMunch. Nếu chưa có tài khoản thì chỉ cần chọn Sign Up, điền thông tin để tạo account mới là được.

– Truy cập vào website và xem thành quả của bạn ngay được rồi.

V. Tạo và gửi chiến dịch email tới khách hàng

Sau khi đã có một số lượng nhất định địa chỉ email đăng ký nhận bản tin, bạn hãy bắt tay vào tạo những chiến dịch email marketing cụ thể.

– Chọn Create Campaign.

Có 5 hình thức gửi thư mà MailChimp hỗ trợ cho bạn:

Regular campaign: Hình thức gửi email thông thường với chữ định dạng văn bản hoặc html với thông tin, hình ảnh …
Plain-text campaign: Gửi một thư với định dạng văn bản thô sơ.
A/B testing campaign: Sử dụng testing campaign gửi đi 2 email cùng nội dung chính nhưng được thể hiện khác nhau nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả của từng cách thức, chiến dịch.
Automated: Gửi email tự động Automated sẽ được giới thiệu ở phần VI.
RSS campaign: Gửi email tự động từ một RSS feed, loại này thường dùng để gửi email tự động lấy tin bài mới hàng ngày, tuần, tháng …gửi tới cho người đọc.
Về cơ bản, bạn sẽ hay phải sử dụng Regular campaign và RSS campaign nhất vì vậy mình sẽ đi vào hướng dẫn chi tiết tạo chiến dịch gửi thư với 2 hình thức này.

1. Regular campaign

– Nhấn Create Campaign.

– Chọn Create an email.

– Đặt tên cho chiến dịch rồi nhấn Begin để bắt đầu.

– Chọn một danh sách người nhận, rồi nhấn Next ở góc cuối bên phải màn hình.

– Ở bước tiếp theo, bạn điền các thông tin cơ bản cho chiến dịch như: Tên của chiến dịch, tiêu đề mail gửi, người gửi, email gửi thư…

Một số mục quản trị, thống kê kết quả trong phần Tracking, hay share lên mạng xã hội trong Social media được liệt kê bên dưới, bạn chỉ cần đơn giản tick chọn những tính năng cần thiết.

– Bây giờ là lúc chọn template cho email.

Với template, MailChimp cung cấp một số form cơ bản cho bạn ở phần Basic. Nếu muốn chúng nổi bật hơn, bạn cũng có thể lựa chọn những template được gắn sẵn những hình ảnh bắt mắt theo chủ đề trong tab Themes.

Chọn Saved Templates để lựa chọn lại những template đã từng được sử dụng nếu bạn từng có campaign trước đây rồi hoặc cũng có thể tự thiết kế nó theo ý muốn với Code Your Own.

Mình sẽ chọn thử Candy Hearts, nhấn Select ở theme tương ứng.

– Chỉnh sửa nội dung text, hình ảnh, phông chữ … tất cả những nội dung chính, quan trọng của email, bất kỳ phần nào bạn muốn hãy click chuột vào ô bên trái và ghi lại nội dung sang bên phải. Thay đổi sẽ được tự động lưu và xuất hiện ngay sang ô hiển thị bên tay trái.

– Nhấn Next để tới bước xác nhận lại lần cuối trước khi gửi.

Một list thông tin về nội dung email sẽ được liệt kê để bạn check. Một trong số chúng nếu bạn thấy có vấn đề chỉ cần nhấn Edit ở bên phải để trở về đúng phần cần sửa.

– Mọi thứ đã ok, nhấn Send để gửi thư ngay hoặc Schedule đặt thời gian gửi thư tới mọi người trong danh sách email của bạn.

2. RSS campaign

– Nhấn Create Campaign.

– Nhấn Let us guide you.

– Tìm xuống mục Connect with your contacts chọn Share blog updates

– Đặt tên cho chiến dịch, chọn list người nhận rồi nhấn Begin

Tiếp đến là các bước cài đặt cho RSS Campagin của bạn.

Với RSS campaign, quan trọng nhất là link RSS feed – RSS feed URL để lấy thông tin. Với một website WordPress, chỉ cần thêm /feed/ vào cuối địa chỉ trang web. Ví dụ với Canh Me, mình sẽ lấy link là https://canhme.com/feed/

Vì đặc thù là dạng gửi tự động nên việc quan trọng tiếp theo cần làm đó là lựa chọn thời gian gửi email. Bạn nhìn vào phần When should we send? Hãy lựa chọn thời gian phù hợp với nội dung trang web và đối tượng độc giả bạn hướng tới sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Trong hình trên mình có chọn gửi tự động mặc định vào 8h sáng thứ 6 hàng tuần theo múi giờ GMT+7. Bạn có thể thay đổi múi giờ này ở phần cài đặt account.

– Nhấn Next ở góc dưới bên phải, bước tiếp theo là chọn danh sách địa chỉ người nhận.

– Sau khi chọn danh sách email, là bước điền thông tin cơ bản cho chiến dịch email.

Các thông tin hoàn toàn tương tự như một chiến dịch thông thường nhưng cần từ ngữ mang tính tổng hợp hơn.

– Có thể chọn bất kỳ template cho chiến dịch này nhưng cần lưu ý phần nội dung, cần chọn content có hỗ trợ RSS.

– Tạo nội dung chính cho email.

Về nội dung, một chiến dịch RSS hoàn toàn tương tự như chiến dịch email thông thường nhưng bạn chú ý nên xem preview. Nội dung khi chỉnh sửa và được hiển thị lại trên khung bên trái vẫn chỉ là dạng mã lệnh, vì vậy để nhìn chính xác nội dung sẽ có trong mail hãy nhấn Preview and Test.

– Nhấn Next tới bước xác nhận cuối.

– Chọn Start RSS để lưu chiến dịch hoặc Send now and start RSS campaign để gửi thư đi ngay lập tức cho lần này.

VI. Gửi thư tự động với chức năng Automation

– Chọn Create Campaign.

– Nhấn chọn Create an Email

– Chọn tab Automated để tới phần tạo email tự động.

Tại đây, MailChimp hỗ trợ sẵn một số quy trình mẫu với các email tự động phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau:

Subscriber Activity: Sử dụng để tương tác với list subscriber của bạn. Thường là các email chào mừng, cảm ơn… phụ thuộc theo hoạt động của họ.
Date Based: Chuỗi email tự động dựa theo thời gian, thường dùng để gửi lời chúc mừng sinh nhật, nhắc nhở event, ngày gia hạn, hay bất kỳ một thời gian cụ thể nào do bạn set-up.
Custom: Tùy chỉnh theo từng mục đích cụ thể.
Tùy theo nội dung, mục đích của từng trang web mà bạn có thể lựa chọn, sử dụng chuỗi email tự động phù hợp. Tuy nhiên, Subscriber Activity là những email mà mình thấy hầu như tất cả các trang web khi thu thập subscriber đều sử dụng. Ngoài ra, Custom sẽ cho cái nhìn và thể hiện cách làm bao quát nhất, mình sẽ hướng dẫn cụ thể cách tạo một chuỗi email với lựa chọn này nhé.

– Nhấn Custom để để bắt đầu tạo chuỗi email tự động.

Việc đầu tiên cần làm với bất kỳ một automation mới nào đó là đặt tên và chọn list subscriber.

Campain Name: Đây là tên để bạn dễ dàng quản lý các campaign, không phải tiêu đề email sẽ gửi đi sau này.
Select a list: Chọn danh sách subscriber bạn muốn gửi đi các email này.
Sau đó nhấn Begin để tiếp tục.

Tiếp theo sẽ là các bước cài đăt, thiết kế, cấu hình cho các trigger trong chuỗi email tự động (mỗi trigger là một email cụ thể trong chuỗi). Để thêm email cho chuỗi, chỉ cần nhấn Add Email ở cuối trang.

Cài đặt thời gian
Edit trigger: Lựa chọn độ trễ thời gian gửi email sau hành động đầu tiên của người dùng.

Ví dụ: Gửi email chào mừng/tặng quà ngay sau khi đăng ký thành công.

Edit schedule: gửi mail vào ngày nào (thường mặc định từ thứ 2 đến chủ nhật) hoặc tùy vào từng mục đích của chiến dịch mà lựa chọn khung giờ gửi mail cụ thể.

Thiết kế email
– Chọn Design Email ở phía bên phải màn hình.

– Ở trang tiếp theo, điền thông tin cụ thể dùng cho trigger này:

Name your email: Tên của trigger, tên này để bạn dễ quản lý.
Email subject: Tiêu đề email gửi tới người nhận.
From name: Tên người gửi đại diện, thường là tên một cá nhân cụ thể hoặc tên thương hiệu.
From email address: Email người gửi.
Nhấn Next để lưu và tới bước tiếp theo.

– Chọn template và thiết kế nội dung phù hợp cho email.

– Nhấn Save and Continue để lưu nội dung thư.

Sau khi đã cấu hình xong cho mỗi email trong chuỗi, hãy nhấn Next để tới bước Confirm trước khi kích hoạt chiến dịch tự động này.

Nhớ kiểm tra kỹ từng nội dung, chọn preview để xem trước hiển thị của email sẽ được gửi đi. Nếu đã thấy ok, nhấn Start Workflow ở góc cuối bên phải để kích hoạt chuỗi email tự động này.

Trên đây là những bước cơ bản để tạo ra một chiến dịch email tự động với Automation của MailChimp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chi tiết hơn từng phần, cách sửa, tạm dừng chiến dịch với tài liệu hướng dẫn khá chi tiết mà nhà cung cấp này đã chuẩn bị.

VII. Xem kết quả chiến dịch Email Marketing

Với mỗi chiến dịch email marketing, sau khi tạo được list danh sách, thiết lập và gửi email xong, một việc rất quan trọng bạn cần làm đó là theo dõi kết quả của những campaign đó.

Việc theo dõi, kiểm tra kết quả các chiến dịch ở MailChimp rất đơn giản. Mọi thông tin đều được thống kê rất chi tiết. Từ số lượng gửi đi, tỷ lệ gửi mail thành công, số người mở đọc email, số người click vào link trong email…

Ngay ở trang Dashboard, bạn dễ dàng nhìn thấy số liệu thống kê cơ bản của các campaign gần nhất. Bao gồm: thông tin của campaign mới gửi gần nhất, top 5 campaign được mở nhiều nhất và Chimp Chatter với những thông tin của những người unsubscribe. Nếu muốn xem càng nhiều thông tin thì bạn nhấn View More ở cuối trang.

Để chi tiết hơn, bạn vào thẳng trang xem tổng hợp thống kê bằng cách nhấn vào mục Reports.

Với chuyên mục Reports, MailChimp sẽ thống kê toàn bộ các chiến dịch email mà bạn đã gửi cùng một biểu đồ con số trung bình.

Tick vào những chiến dịch email mà bạn muốn chọn xem và nhấn Download All Reports để tải toàn bộ về máy tính. Hoặc chọn nút View Report để vào xem ngay thông số của từng email đã được gửi đi.

Ví dụ, mình sẽ mở lại thống kê con số của campaign Bản tin Chia Sẻ Coupon Weekly. Tại đây, bạn sẽ thấy các mục thông số được thể hiện rất rõ ràng:

Tab Overview

Recipients: Số lượng người nhận email.
24-hour performance: Thống kê lượt click theo biểu đồ thời gian. Theo dõi biểu đồ này sẽ cho biết được khi nào là GIỜ VÀNG để gửi email.
Top links clicked: Liệt kê các bài post được quan tâm nhất.
Subscribers with most opens: Những user thường xuyên mở xem thư.
Social performance: Lượt tương tác thông qua các mạng xã hội khác.
Top locations by opens: Thống kê theo địa lý.
Tab Activity

Thống kê chi tiết dựa trên các action cụ thể của từng subscriber. Những subscriber nào đã mở/không mở email, bounce rate, số lượng unsubscribe, số người click report phàn nàn về email (nếu có)…

Tab Links

Báo cáo thống kê dựa trên số liệu cụ thể của từng link được đính kèm trong email.

Ngoài ra còn có các tab thống kê khác như: Tab Social, Tab E-commerce, Tab Conversations, Tab Analytics360.

Theo dõi và phân tích các số liệu thống kê là một việc rất quan trọng. Nó giúp bạn đánh giá hiệu quả của từng lần gửi email. Từ đó có thể đưa ra những cách thức, nội dung phù hợp nhất cho từng đối tượng khách hàng, giúp nâng cao hiệu quả marketing với email.

Nguồn canhme.com 

Xem thêm :

Rút gọn link cùng SUM.VN ( Phần 2)

Hướng dẫn cách đăng bài tự động cho Fanpage hiệu quả bằng công cụ Auto viral content

Hướng dẫn sử dụng Simple UID để phân tích quảng cáo Facebook đối thủ