Sau đại dịch Covid-19, thói quen mua sắm và tiêu dùng online đã trở thành một phần trong cuộc sống của con người. Để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ số và tình hình xã hội như hiện nay, các doanh nghiệp và công ty buộc phải tìm cho mình những xu hướng Digital Marketing phù hợp. Vậy năm 2022 tới đây sẽ có những xu hướng Digital Marketing nào phát triển? Hãy cùng sum.vn tìm hiểu về các xu hướng Digital Marketing trong năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến nền kinh tế và thu nhập của người dân
Số liệu khảo sát từ nghiên cứu Tác động của COVID-19 đối với sức khoẻ kinh tế và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam trong thời kỳ giãn cách cho thấy: 66,9% người được hỏi có thu nhập hộ gia đình giảm, chỉ một số ít người cho biết rằng thu nhập của gia đình họ tăng do tác động của đại dịch Covid-19. Trong số những người có thu nhập giảm, thu nhập giảm dưới 20% chiếm tỷ trọng cao nhất (25,2%) và thấp nhất là 80-100% (6,2%). Hơn một nửa số người (52,5%) cho biết đại dịch Covid-19 không tác động đến tình trạng nghề nghiệp của họ, trong khi 30,2% bị giảm ca làm hoặc giờ làm việc và 8,5% bị mất việc làm do Covid-19.
2. Những thay đổi của người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19
Sự chuyển dịch hành vi
Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng và mua sắm online, giúp cho các kênh thanh toán số phát triển. Đây là xu hướng tất yếu do những yêu cầu về giữ khoảng cách nhằm bảo đảm sự an toàn trong dịch bệnh.
4 đặc điểm mới xuất hiện trong phác thảo hành vi người dùng:
- Người tiêu dùng ưu tiên những mặt hàng thiết yếu hơn.
- Giỏ hàng hóa của người tiêu dùng giảm quy mô về số lượng hàng hoá ở mỗi lượt mua sắm. Thế nhưng giá trị giỏ hàng lại tăng cao đáng kể.
- Người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm và thực hiện mua trực tuyến nhiều hơn.
- Người tiêu dùng chọn lựa các đơn vị có thể mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt.
Sự chuyển dịch trong tâm lý
- Lạc quan: Trải qua nhiều biến cố lịch sử khiến cho người Việt Nam có xu hướng kiên cường trước khó khăn. Với chỉ số lạc quan đạt mức 7,2/10, người Việt Nam được nhiều quốc gia đánh giá là có tính thần khá tích cực.
- Thận trọng:Vì lo ngại về khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhằm hạn chế rủi ro về sức khỏe và tài chính, người tiêu dùng có tâm lý vô cùng cẩn thận, phòng bị. Họ thận trọng hơn trong việc chọn lựa và chi tiêu những mặt hàng cần thiết.
- Tìm kiếm sự thấu cảm: Những tin tức về tình hình Covid-19 nóng ở địa phương, cộng với thực tế người tiêu dùng phải cách li, bị hạn chế di chuyển làm cho họ có phần nhạy cảm hơn. Người tiêu dùng tìm kiếm sự thấu cảm nhiều hơn vào khoảng thời gian cuối năm – thời điểm khá là nhộn nhịp.
Sự thay đổi trong kế hoạch chi tiêu
Báo cáo của Deloitte Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam 2021 cho biết người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi đáng kể trong kế hoạch chi tiêu của họ bởi tác động của dịch bệnh.
Nhóm chi tiêu tăng:
- Nhóm ngành hàng thiết yếu (lương thực, đồ hộp, thức uống, thực phẩm chế biến…)và thực phẩm
- Nhóm đồ uống không có cồn
- Công nghệ số (gọi xe, đặt đồ ăn, bán lẻ trực tuyến)
Nhóm chi tiêu giảm:
- Những sản phẩm tiện ích
- Đồ uống có cồn
- Thuốc lá
3. Top 8 xu hướng Digital Marketing năm 2022
Meta ở khắp mọi nơi
Facebook sẽ chính thức đổi tên thành Meta. Dù việc tạo một cái tên cho công ty mẹ là hợp lý nhưng sự chọn lựa mới là điều quan trọng. Facebook đang đặt cược lớn vào Metaverse – thuật ngữ chỉ trải nghiệm ảo và tăng cường. Đây chính là cuộc đặt cược lớn vào tương lai của web.
Tiếp tục phát triển người có ảnh hưởng
Trong năm 2021, tiếp thị người ảnh hưởng dự kiến đạt 13,8 tỷ đô la và sẽ tiếp tục là xu hướng Digital Marketing trong năm 2022. Những chiến dịch của người ảnh hưởng cung cấp bối cảnh và mức độ liên quan vì người có ảnh hưởng đang xác nhận sản phẩm. Những thương hiệu B2B cũng đang tiếp tục đón nhận người có ảnh hưởng – SAP, Adobe, PWC và GE đều đã khai thác xu hướng này.
Quảng cáo bị hạn chế do quyền riêng tư
Với số lượng tài khoản khổng lồ trên những trang mạng xã hội, đây trở thành thị trường màu mỡ cho những chiến dịch quảng cáo của các công ty. Đối với quảng cáo trực tuyến, những ứng dụng có xu hướng theo dõi hoạt động của người dùng Internet và dùng những dữ liệu này để cá nhân hóa quảng cáo. Thế nhưng, những quy định mới về quyền riêng tư như xóa cookie và cập nhật iOS đã làm giảm lượng dữ liệu được dùng bởi AI trong những chiến dịch quảng cáo. Đây sẽ là thách thức vô cùng lớn đối với nhiều công ty khi tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Vai trò của digital marketing có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Sự phát triển ngày càng nhanh của LinkedIn
LinkedIn là nền tảng đang ngày càng phát triển trong không gian Digital và cũng chính là xu hướng Digital Marketing phổ biến trong năm 2022. Mỗi quý, LinkedIn cho thấy mức tăng đáng kể về mức độ tương tác trên nền tảng và người dùng hoạt động hàng tháng. LinkedIn cũng liên tục tung ra nhiều tính năng mới nhằm đem đến kết quả tốt hơn cho các trang và công ty.
SEO là trò chơi ít hơn và tích hợp nhiều hơn
SEO là một trong số các hình thức Digital Marketing có giá trị và lâu đời nhất. Khi những thuật toán tìm kiếm trở nên thông minh và thích hợp với ngữ cảnh hơn, Marketer không cần tập trung nhiều vào những yếu tố như “thủ thuật” hay “kỹ thuật” SEO, mà nên tập trung vào trải nghiệm người dùng tốt.
Video phát triển vô cùng mạnh mẽ
Những con số ấn tượng như hàng ngày có 5 tỷ lượt xem trên Facebook, 4 tỷ lượt xem trên Youtube cho thấy trong thời gian tới “Video” sẽ làm mưa làm gió trên khắp những trang mạng xã hội và trở thành xu hướng Digital Marketing phổ biến trong năm 2022. Việc các video chiếm lượng traffic lớn nhất trên Internet sẽ không còn là điều quá xa vời. Trở thành xương sống cho những hoạt động tiếp thị khi vì việc xem video sẽ giúp người tiêu dùng hình dung rõ hơn về sản phẩm.
Tiktok
Tiktok là đối thủ đáng gờm cho những mạng xã hội khác khi tiếp tục tỏa sáng với số lượng người dùng mới liên tục tăng lên. Đây là kênh triển khai truyền thông, tiếp cận người dùng vô cùng hiệu quả với xu hướng Digital Marketing tập trung vào video ads, thương mại mạng xã hội.
Livestream + KOLs
Cùng với việc nhanh chóng nắm bắt dữ liệu người dùng là sự ra đời hàng loạt của Youtube live, Facebook live, Spotlights từ Snapchat, Reels từ Instagram. Theo như thông tin từ Facebook thì cứ 5 video sẽ có 1 video chia sẻ trực tiếp với thời lượng người xem lâu hơn gấp 3 lần so với các video được quay dựng từ trước. Livestream giúp tương tác tốt hơn, chốt đơn nhanh chóng hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, hiệu quả chiến dịch sẽ tăng lên theo cấp số nhân nếu như hợp tác cùng với các KOL.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin về thực trạng mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 cũng như Top 8 xu hướng Digital Marketing trong năm 2022. Để có thể phát triển nhanh hơn và bỏ xa các đối thủ thì các marketer phải bắt kịp những xu hướng công nghệ cũng như xu hướng Digital Marketing trong năm 2022. Có như thế thì bạn mới có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và đưa các sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: inboundmarketing.vn, brandsvietnam.com, sunmarketing.vn)