Lập trình app đa nền tảng là gì? Một số công cụ để phát triển app đa nền tảng

Lập trình app đa nền tảng là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong thiết kế và phát triển app. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ từ A-Z về khái niệm này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về lập trình ứng dụng đa nền tảng cho quý bạn đọc.

Lập trình app đa nền tảng là gì?

Lập trình app đa nền tảng được hiểu là việc các đơn vị thiết kế app triển khai xây dựng những ứng dụng hoặc chương trình có thể hoạt động ở trên nhiều nền tảng hoặc hệ điều hành khác nhau như IOS, Android hay windows, MacOS…Bản chất của nó chính là việc chúng ta xây dựng ứng dụng một lần duy nhất và chạy ổn định trên nhiều hệ điều hành khác nhau mà không cần phải thay đổi mã nguồn.

Lập trình app đa nền tảng là gì?

Với việc triển khai lập trình app đa nền tảng, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí để phát hành một ứng dụng từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển app hướng đến nhiều đối tượng. Thay vì xây mới thì chúng ta có thể tận dụng những tài nguyên trước đó đồng thời khắc phục được những vấn đề, lỗi xảy ra trong phiên bản trước.

Ưu nhược điểm của lập trình app đa nền tảng

Sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của lập trình app đa nền tảng

Ưu điểm

Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng: Một trong những ưu điểm nổi bật của lập trình app đa nền tảng nằm ở việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng. Khi một ứng dụng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn từ đó triển khai các kế hoạch marketing cũng trở nên thuận lợi.

​Tiết kiệm thời gian và chi phí: Ưu điểm thứ hai chính là tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc viết app. Doanh nghiệp sẽ chỉ cần phải bỏ thời gian ra để code một lần cho một ứng dụng và vận hành nó ở nhiều nền tảng khác nhau. Điều này cũng giảm thiểu một khoản chi phí đáng kể về cả nhân lực lẫn sản phẩm.

Sử dụng công nghệ lập cao: Không chỉ sử dụng tính năng công nghệ cũ mà lập trình app đa nền tảng còn áp dụng những bước tiến của công nghệ để áp dụng vào thiết kế app nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đây là lợi thế của việc sử dụng những công nghệ cao để xây dựng ra những tính năng cao cấp, chuyên nghiệp hơn.

Đồng bộ hóa: Một tính năng vô cùng ấn tượng khác của việc thiết kế app đa nền tảng đó chính là đồng bộ hóa nhanh chóng. Thay vì doanh nghiệp phải sao lưu dữ liệu và đồng bộ hóa một cách thủ công như trước thì với đa nền tảng, việc cập nhật thông tin dữ liệu sẽ nhanh chóng tức thì.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì lập trình app đa nền tảng cũng gặp phải một số nhược điểm như sau:

Kém linh hoạt: Khi triển khai lập trình app đa nền tảng, doanh nghiệp sẽ gặp phải bất lợi rất lớn trong việc truyền tải thông tin, yêu cầu, đặc điểm hay phương thức vận hành so với việc thiết kế riêng ứng dụng cho một nền tảng.

Không đảm bảo chất lượng: Để có thể tạo ra được một giao diện nổi bật và thu hút, phù hợp với từng nền tảng một là điều vô cùng khó. Khi xây dựng ứng dụng đa nền tảng, mọi người sẽ gặp phải một số điểm bất lợi như giao diện người dùng, ngôn ngữ trên API, xử lý yêu cầu, tích hợp ứng dụng,..

Lập trình app đa nền tảng có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau

Một số Framework phát triển ứng dụng đa nền tảng phổ biến

Để lập trình ra được một ứng dụng đa nền tảng thì các lập trình viên sẽ sử dụng một số các framework cụ thể như sau:

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản về lập trình app đa nền tảng mà chúng tôi mong muốn được chia sẻ đến cho quý bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc nội dung bài viết trên mọi người đã phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Nội dung bài viết được tham khảo từ Bizfly App. Chi tiết bài viết: https://bizfly.vn/techblog/lap-trinh-da-nen-tang.html

Bizfly App – Dịch vụ thiết kế app chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu cho doanh nghiệp

Vận hành bởi VCCorp