Top 8 kinh nghiệm làm podcast chuyên nghiệp

kinh nghiệm làm podcast

Nghe podcast hiện đang là xu hướng thịnh hành trong giới trẻ. Vì thế, kiếm tiền từ podcast hiện đang là một công việc thu hút nhiều người. Vậy podcast là gì? Có những cách nào để xây dựng một kênh podcast chuyên nghiệp? Hãy cùng sum.vn tìm hiểu về top 8 kinh nghiệm làm podcast chuyên nghiệp nhất hiện nay.

1. Podcast là gì?

Podcast là những tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet và người dùng có thể tải về để nghe trên các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại, máy tính,…

Podcast có vô số chủ đề khác nhau, từ phỏng vấn người nổi tiếng, những chương trình radio, cho đến tin tức, ký sự. Bạn có thể tìm kiếm và chọn lựa chủ đề thích hợp với sở thích để nghe.

Xem thêm: Aff marketing là gì ? MMO là gì

2. 5 bước giúp xây dựng một kênh Podcast cá nhân

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Để chọn lựa được chủ đề tốt nhất cho kênh Podcast của bạn, bạn nên suy nghĩ về những chủ đề mà bạn quan tâm đến mức có thể “thao thao bất tuyệt” suốt nhiều tiếng đồng hồ. Và từ đó chọn ra những chủ đề mà nhiều người cũng quan tâm để có thể thu hút được nhiều người nghe cho kênh Podcast của bạn.

Bước 2: “Sửa soạn” phần nhìn cho kênh

Để gây ấn tượng với người nghe, bạn cần đảm bảo tên kênh, ảnh đại diện và tên từng tập Podcast phải thật ấn tượng và thu hút. Say đây là những tips đặt tên kênh đơn giản mà hiệu quả cao:

+ “Cây nhà lá vườn” chẳng hạn như IELTS Podcast

+ “Vừa bí ẩn, vừa khơi gợi” chẳng hạn như Những câu chuyện làm “Ngành”

+ “Khẳng định chủ quyền” chẳng hạn như Trò chuyện cùng Hana’s Lexis

Bước 3: Tìm kiếm nội dung cho kênh Podcast

“Thâm nhập” vào những hội nhóm liên quan đến chủ đề kênh Podcast của bạn để cập nhật thông tin hay đứa bạn bàn bên là một trong các cách nhằm liên kết những gì bạn có sẵn với những gì khán giả cần tìm để sáng tạo nội dung một cách tốt nhất.

Bước 4: Soạn kịch bản và thu âm

Soạn được một kịch bản tốt là tập Podcast của bạn đã “chắc kèo” về phần nội dung, việc thu âm sau đó cũng sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Những câu thoại tương tự như một cuộc trò chuyện hằng ngày sẽ giúp cho người nghe không bị “buồn ngủ” hoặc “ngộp thông tin”.

Với công đoạn thu âm, bạn không cần phải quá đau đầu với trang thiết bị khi quay. Chỉ cần một cái micro laptop hoặc chiếc smartphone với chức năng ghi âm là bạn đã đủ sẵn sàng cho công đoạn thu âm.

Bước 5: Hoàn chỉnh tập Podcast của bạn

Sau khi thu âm, bạn sẽ cần nhờ những phần mềm cắt ghép âm thanh miễn phí, lọc tiếng ồn như Audacity hay Traverso để cho phần nói của bạn được rõ ràng hơn.

3. Top 8 kinh nghiệm làm podcast chuyên nghiệp

Kinh nghiệm làm podcast – Cn thận miệng của bạn

Kinh nghiệm này vô cùng quan trọng khi làm podcast, nói đến vị trí miệng của bạn so với mic khi bạn ghi âm. Nếu như bạn rời khỏi mic hay nhìn đi chỗ khác, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào chất lượng âm thanh của podcast. Điều quan trọng là phải luôn duy trì được sự nhất quán trong toàn bộ cuộc ghi âm.

Kinh nghiệm làm podcast – Tránh xa màu đỏ

Kinh nghiệm làm podcast này nói đến mức độ âm thanh của bạn. Cấp độ của bạn sẽ được hiển thị với một tỷ lệ nhỏ trong ứng dụng mà bạn dùng để chỉnh sửa. Thông thường sex là một loạt các thanh chuyển từ màu xanh lá sang màu vàng và sang màu đỏ, tùy vào mức độ ồn của bạn. Có một quy tắc cơ bản khi làm podcast: Đừng dịch chuyển sang phần màu đỏ, vì khi bạn đã chuyển sang màu đỏ thì sẽ không thể quay lại. Bạn có thể ghi âm tốt hơn ở phần màu xanh và màu vàng, vì nó quay lại một cách dễ dàng và dùng những phần mềm tăng mức độ sau này nếu cần.

Kinh nghiệm làm podcast – Giữ cho mọi thứ nhất quán

Thời gian luôn là vấn đề phổ biến đối với bất cứ loại nền tảng xuất bản nào, dù là một bài đăng trên blog, một cuốn sách, video hay một tập podcast. Không có một con số cố định cho vấn đề thời gian. Con số này sẽ phụ thuộc vào phong cách của bạn và loại nội dung mà bạn sẽ sản xuất. Có vô số podcast tuyệt vời chỉ kéo dài từ ba đến năm phút. Những cũng có một vài podcast dài hơn hai mươi phút, ba mươi phút, thậm chí là một giờ. Bạn cần phải xác định đối tượng của mình và loại nội dung mà bạn sẽ xuất bản.

Tuy nhiên, không giống như video, mọi người thường dùng podcast trong thời gian dài hơn. Dù thời gian cho một tập podcast là bao nhiêu thì bạn cũng nên giữ sự nhất quán trong mỗi tập. Không nên ghi mười lăm phút cho một tập và năm phút ở tập thiếp theo. Độc giả sẽ muốn biết họ mong đợi những gì và thời gian họ cần để theo dõi chương trình của bạn.

Kinh nghiệm làm podcast – Tóm gọn nội dung ở phần giới thiệu

Bạn nên có một đoạn giới thiệu cho podcast của mình. Nó cực kỳ tốt cho mục đích xây dựng thương hiệu. Tương tự như bất cứ bài thuyết trình nào, dù là một bài đăng trên blog, video, podcast hay một bài thuyết trình trực tiếp, điều tốt nhất là bạn nên nói cho người đọc hoặc người nghe biết họ sẽ được trải nghiệm những gì. Điều này sẽ giúp độc giả hiểu họ đang mong đợi điều gì ở chương trình của bạn. Đối với một tập podcast, bạn có thể kèm thêm một đoạn giới thiệu nhỏ về nội dung của chương trình, làm cho mọi người tò mò và nghe hết chương trình.

Kế đến bạn cần quan tâm đến phần âm nhạc của podcast. Âm nhạc là một cách tuyệt vời để thiết lập tâm trạng và ngay lập tức “bắt” lấy người nghe. Bạn nên tìm kiếm những bản nhạc không có bản quyền, tức là bạn có quyền dùng nó cho bất cứ mục đích nào.

Kinh nghiệm làm podcast – Tạo sự thu hút với phần kết của podcast

Ngoài phần giới thiệu, phần kết cũng rất quan trọng. Phần kết của podcast là điều cuối cùng mà mọi người nghe và nhớ khi họ nghe về bạn. Do đó, bạn nên dùng nó thật tốt. Bạn có thể cung cấp một lời kêu gọi hành động. Những người nghe đã theo dõi bạn trong toàn bộ tập podcast sẽ vô cùng nóng lòng muốn bạn cho họ biết họ sẽ làm gì tiếp theo, dù là mua một cái gì đó, subscribe kênh của bạn, hay chỉ để lại đánh giá hoặc đăng ký.

Bạn có thể giữ lời kêu gọi hành động giống nhau ở mỗi tập nhưng bạn nên thay đổi nó mỗi lần, để những người nghe những tập khác có nhiều tùy chọn khác nhau về cách theo dõi bạn.

Xem thêm: Có nên kiếm tiền bằng affiliate marketing hay không?

Làm cho mọi đến với trang web của bạn

Điều quan trọng là hướng mọi người đến trang web của bạn từ podcast. Nhắc nhở mọi người quay lại trang web của bạn là điều vô cùng thông minh, vì đó chính là nơi mà tất cả những hành động diễn ra. Nơi tốt nhất để hướng mọi người đến trang web của bạn chính là ghi chú chương trình của bạn. Thêm một vài đề cập trong tập, nhắc mọi người tìm đến trang web của bạn và hướng dẫn họ cách để tìm ghi chú chương trình trong những tập podcast của bạn.

Tạo phân khúc cho chương trình

Kinh nghiệm làm podcast tiếp theo chính là chia chương trình của bạn thành nhiều phân khúc khác nhau. Đây là ý tưởng vô cùng tốt nếu như bạn dự định sản xuất một chương trình dài hơn, trong khoảng từ bốn mươi lăm phút đến 1,5 giờ. Nếu như làm chương trình dài hơn, bạn cần chia nhỏ nội dung để nó có tổ chức và dễ tiếp thu hơn. Bỏ qua những đoạn không cần thiết

Bạn nên lược bỏ bớt những đoạn không thực sự liên quan đến trọng tâm tập podcast của bạn – về cơ bản, nó thường không giúp ích gì cho độc giả của bạn. Điều đó chỉ làm lãng phí thời gian. Những gì được xem là không cần thiết sẽ không giống nhau đối với nhiều đối tượng, do đó bạn nên cân nhắc nó theo quan điểm của người nghe.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về podcast và những kinh nghiệm làm podcast chuyên nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn tạo ra cho mình một kênh podcast chuyên nghiệp và thu hút người nghe.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: saga.vn, thegioididong.com, hoahoctro.tienphong.vn)