Không ai có thể nắm rõ về quy trình kiện tụng tranh chấp đất đai, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp ngoài ý muốn. Vậy, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất là gì, cùng tham khảo qua nội dung chia sẻ dưới đây.
Một số dạng tranh chấp đất đai
Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, được chia thành 3 dạng sau:
- Tranh chấp quyền sử dụng đất: Loại tranh chấp này thường xảy ra khi một bên tự ý điều chỉnh ranh giới hoặc cả hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, các trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Một dạng tranh chấp khác cũng cực kỳ phổ biến thuộc dạng này là tranh chấp đòi lại đất.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong quá trình sử dụng: Đây là dạng tranh chấp về hợp đồng dân sự. Dạng tranh chấp này thường là kiểu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng, công nhận hiệu lực hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hóa,…Ngoài ra, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
- Tranh chấp liên quan đến đất: Đây là các tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ hoặc chồng ly hôn hoặc quyền thừa kế quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Kinh nghiệm thu thập chứng cứ tranh chấp đất
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, chứng cứ để giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai bao gồm: Tài liệu đọc được, tài liệu có thể nghe hoặc nhìn thấy, bằng chứng là các dữ liệu điện tử, chứng cứ là kết luận giám định, chứng cứ là biên bản ghi lại kết quả thẩm định tại chỗ, bằng chứng là kết quả thẩm định giá trị tài sản, các vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý có liên quan đến đất đai, bằng chứng là các văn bản công chứng có chứng thực.
Để thu thập được các tài liệu, bằng chứng nói trên, bạn có thể sử dụng các cách tìm kiếm, thu thập dữ liệu giải quyết tranh chấp đất đai dưới đây:
- Thu thập chứng cứ từ khách hàng
- Tìm kiếm bằng chứng ở các cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, Phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên và môi trường,..
- Tìm kiếm bằng chứng thông qua các bên liên quan trong vụ án tranh chấp đất như: bên bị đơn, nguyên đơn, những người có quyền và nghĩa vụ giải quyết tranh chấp, nhân chứng.
- Đề nghị tòa án hỗ trợ trong việc thu thập tài liệu, các chứng từ liên quan đối với các loại chứng cứ không thể tự thu thập. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của tòa án, nếu cần thiết có thể xin sao chụp lại toàn bộ chứng cứ, hồ sơ nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu, giải quyết tranh chấp.
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải hoặc khởi kiện ra toà còn tùy vào tính chất của sự việc. Nếu lựa chọn con đường giải quyết hành chính, bạn cần lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây:
- Không phải trường hợp nào cũng được giải quyết tranh chấp đất đai bằng thủ tục hành chính. Chỉ những tranh chấp chưa có giấy tờ quyền sở hữu đất, tranh chấp về ranh giới, cột mốc đất,… thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, tỉnh.
- Quyết định của UBND huyện tỉnh chưa chắc đã là kết quả cuối cùng bạn nhận được. Do vậy, giải quyết bằng hành chính trong một số trường hợp có thể không đạt được mục đích như mình mong muốn, bạn vẫn có thể khởi kiện để xử lý tranh chấp đất đai tại tòa.
- Theo pháp luật hiện nay, thời gian quy định giải quyết tranh chấp đất đai từ 45 đến 90 ngày. Tuy nhiên, thực tế đa số các trường hợp đều không giải quyết trong thời hạn như trên. Nếu không theo sát sự việc, một số vụ án có thể kéo dài lên đến 2 năm hoặc không được giải quyết.
Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề vô cùng khó khăn và mất thời gian bởi tính phức tạp của vụ việc cũng như sự chồng chéo của quy định pháp luật. Điều này đòi hỏi bạn chuẩn bị sẵn tâm lý, tìm hiểu rõ kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai để tránh những rắc rối không đáng có.