Với những người mới bắt đầu sử dụng máy chạy bộ sẽ có nhiều khó khăn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ một cách cơ bản và chi tiết nhất.
Chạy bộ trên máy là phương pháp rèn luyện sức khỏe ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả. Các bài tập trên máy đa dạng và giúp đốt cháy calo, nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những chấn thương không mong muốn.
Mục lục
1. Cấu tạo của máy chạy bộ
Trước khi tìm hiểu hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ chúng ta cần nắm bắt về cấu tạo và chức năng từng bộ phận của máy.
1.1. Động cơ
Động cơ của máy chạy bộ được thiết kế bao gồm có 2 loại: xoay chiều ( DC) và một chiều (AC). Các loại máy khác nhau sẽ được thiết kế với công suất khác nhau, thông thường đối với máy chạy gia đình thì sẽ có công suất trong khoảng 2.5 – 5.0Hp.
1.2. Bảng điều khiển
Bao gồm màn hình hiển thị và các phím điều chỉnh. Màn hình hiển thị đầy đủ các thông số khi luyện tập: tốc độ, thời gian tập luyện, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim,.. . Nhờ đó, giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh trạng thái luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng bản thân. Các phím điều chỉnh bao gồm: điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh độ nâng dốc,… ngoài ra có 2 hộc chứa đồ dùng khi luyện tập như: điện thoại, nước uống.
1.3. Băng tải (thảm chạy) và khung máy
Phần thảm của máy chạy bộ có kích thước càng lớn thì người sử dụng càng thoải mái hơn khi sử dụng. Thông thường đối với máy chạy gia đình sẽ được thiết kế với độ rộng thảm từ 40cm trở lên. Thảm được thiết kế có từ 5 lớp trở lên để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng.
Khung máy được thiết kế từ thép và được sơn tĩnh điện, đảm bảo độ chắc chắn khi luyện tập.
2. Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ cho người mới bắt đầu
2.1. Chuẩn bị trước khi luyện tập
Để việc luyện tập dễ dàng và ít sự cố nhất có thể chúng ta cần chuẩn bị:
- Khởi động: khởi động luôn là điều cần thiết và quan trọng với bất kì môn thể thao nào. Điều này sẽ giúp cơ thể làm quen với vận động, thích nghi các hoạt động từ nặng tới nhẹ.
- Trang phục: tùy theo mùa và thời tiết mà bạn lựa chọn những bộ trang phục khác nhau. Nhưng cần đảm bảo thoát mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Một đôi giày có độ đàn hồi tốt, êm ái và vừa chân là điều cần thiết.
- Đặt máy chạy bộ điện ở vị trí thích hợp, thoải mái trên bề mặt phẳng và có độ chịu lực tốt, xa vật liệu dễ gây cháy nổ.
2.2. Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ
Máy chạy bộ điện được các nhà sản xuất thiết kế khá đơn giản và dễ thao tác, chỉ cần thực hiện:
Trước khi chạy, chúng ta cần chú ý đến một bộ phận quan trọng đó là khóa an toàn. Đây là bộ phận gồm 2 đầu: 1 đầu được gắn với máy chạy bằng nam châm, 1 đầu kẹp vào quần áo người sử dụng để phòng trường hợp khẩn cấp.
Các loại máy chạy bộ đều được thiết kế có 2 nút Start/Stop. Khi chuẩn bị chạy đặt 2 chân lên phần ván chạy, sau đó ấn nút Start để khởi động máy, máy được bật sẽ ở tốc độ mặc định khoảng 0.8 – 1km/h, thảm chạy đã hoạt động từ từ đặt 2 chân xuống, đi bộ để làm quen với máy trước khi thay đổi tốc độ.
Thời gian luyện tập khi mới bắt đầu là khoảng 20 – 30 phút. Sau khi đã làm quen với máy bắt đầu tăng tốc độ lên, thay đổi độ dốc của máy theo chế độ luyện tập của bản thân.
2.3. Lưu ý trong cách sử dụng máy chạy bộ
Chế độ luyện tập phù hợp: không luyện tập quá sức và điều cần lưu ý là bạn cần nắm rõ cách sử dụng trước khi bắt đầu.
- Tải trọng của máy: để đảm bảo máy chạy bộ có độ bền cao bạn cần tuân thủ theo những khuyến cáo của nhà sản xuất về tải trọng của máy.
- Đối tượng sử dụng: ai cũng có thể sử dụng máy chạy bộ, tuy nhiên với trẻ em, phụ nữ có thai, người già,.. khi sử dụng cần có người giám sát để đảm bảo an toàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả và an toàn hơn hơn. Tập đoàn thể thao Elipsport chuyên cung cấp các sản phẩm: máy chạy bộ, xe đạp tập, … hệ thống cửa hàng trên cả nước sẽ mang đến những sản phẩm tuyệt vời chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình.