Với lịch sử lâu dài là một tài sản quý giá, vàng đã trở thành một kênh đầu tư ổn định và đáng tin cậy. Cùng xem quá trình tăng trưởng của giá vàng trong hơn 50 năm qua để thấy được điều đó.
Xu hướng tăng của giá vàng thế giới
Theo Reuters, kể từ thập niên 1970 cho tới nay, giá vàng thế giới đã tăng từ 35 USD/oz lên 2456 USD/oz. Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng với sự tăng trưởng của giá vàng:
- Tháng 08/1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon xóa bỏ chế độ bản vị vàng, giá vàng từ mức cố định 35 USD/oz tăng lên 38 USD/oz.
- Tháng 01/1980: Lạm phát và giá dầu lên cao, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan và cuộc cách mạng Iran khiến giới đầu tư gom vàng, đẩy giá vàng lên 850 USD/oz.
- Tháng 08/1999: Giá vàng lao dốc về 251,7 USD/oz.
- Tháng 04/2006: Giá vàng vượt 600 USD/oz do đồng USD suy yếu, giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị.
- Tháng 03/2008: Giá vàng lần đầu tiên trong lịch sử vượt 1.000 USD/oz trên thị trường giao sau tại Mỹ và phá đỉnh lên 1.033,9 USD/oz chỉ sau vài ngày.
- Ngày 01/12/2009: Giá vàng lần đầu vượt 1.200 USD/oz trong lịch sử do đồng USD rớt giá.
- Hai ngày sau, 03/12/2009 vàng lập kỷ lục mới về giá với 1226,1 USD/oz.
- Tháng 05-06/2009: Giá vàng tiếp tục lập kỷ lục mới ở mức trên 1.230 USD/oz do lo ngại khủng hoảng nợ lan rộng ở Eurozone và lên 1.264,9 USD/oz khi USD tiếp tục suy yếu và nợ công tăng cao.
- Tháng 09/2010: Do thị trường tài chính toàn cầu quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế, đồng thời FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) xem xét nới lỏng đồng USD khiến lo ngại về lạm phát đẩy giá vàng liên tục lập đỉnh với 1.300 USD/oz.
- Tháng 10/2010: Đồng USD suy yếu đẩy giá vàng lên 1.400 USD/oz. Giới đầu tư tăng mua vàng do lo ngại khủng hoảng liên quan đến ngân sách của Ireland.
- Tháng 12/2010: Vàng lên 1.425 USD/oz khi phải đối mặt với nỗi lo về khủng hoảng nợ ở Eurozone và chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ.
- Từ tháng 01-07/2011: Bất ổn chính trị ở Trung Đông và bắc Phi, vụ từ chức của Thủ tướng Bồ Đào Nha và những lo ngại về khủng hoảng nợ ở châu Âu cùng nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ lại đẩy giá vàng lên 1.601 USD/oz.
- Hiện nay, những xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, Iran và Israel cũng là nguyên nhân khiến giá vàng tăng mạnh. Ngày 16/8/2024, giá vàng giao ngay từ WGC là 2.454.8 USD/oz.
Xu hướng tăng của giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước cũng không nằm ngoài quy luật này. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ra những Thông tư nhằm siết chặt hoạt động của thị trường vàng thế nhưng giá vàng cũng liên tục tăng.
- Nếu như khoảng năm 2000, bình quân giá vàng là 6,8 triệu đồng/lượng thì đến cuối năm 2011, giá vàng tăng lên 42 triệu đồng/lượng.
- Tháng 08/2012, giá vàng có lúc gần chạm ngưỡng 49 triệu đồng/lượng. Trước diễn biến nóng của giá vàng, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 24 nhằm hạn chế vàng hóa nền kinh tế, thế nhưng vàng vẫn tiếp tục đà tăng theo thị trường thế giới.
- Năm 2012, vàng miếng SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng của Nhà nước với giá khoảng 46,3 triệu đồng/lượng và duy trì thị trường vàng tương đối ổn định trong khoảng 8 năm.
- Từ năm 2020, khi thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, nền kinh tế khó khăn, xã hội bất ổn thì mọi người lại tìm đến vàng như một kênh trú ẩn bảo toàn giá trị tài sản. Giá vàng đã tăng lên tới 60,32 triệu đồng/lượng, thậm chí giá vàng SJC cao hơn giá thế giới từ 2-4 triệu đồng/lượng.
- Năm 2022, giá vàng tăng phi mã trước xung đột Nga – Ukraine, mặc dù diễn biến giá vàng trong nước tăng cùng chiều với giá thế giới nhưng khoảng cách đã được kéo xa. Giá vàng trong nước lúc này khoảng 66 – 67 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng thế giới tới 19 triệu đồng/lượng.
- Đầu năm 2024, trong khi giá vàng thế giới đi ngang thì vàng trong nước đã lên 92 triệu đồng/lượng vào ngày 11/5. Trước tình hình này, Chính phủ đã khẩn trương yêu cầu Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường vàng và công bố đấu thầu vàng miếng và bán vàng miếng trực tiếp cho người dân thông qua 4 ngân hàng Quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank), nhờ đó giá vàng được kìm hãm ở mức 80 triệu đồng/lượng.
Xu hướng giá cho thấy tính sinh lời ổn định của vàng
Tóm lược diễn biến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ở trên là minh chứng cho thấy vàng là loại tài sản giữ giá trị qua nhiều thập kỷ, thể hiện sức đề kháng của vàng với lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Xu hướng giá của vàng luôn luôn là tăng. Mặc dù có một số thời điểm giá chững lại hoặc giảm nhẹ, nhưng xét theo khoảng thời gian dài vẫn là tăng.
Đầu tư vàng là bảo hiểm tài chính, tính ổn định của vàng giúp bảo vệ tài sản khỏi các rủi ro tài chính khác như suy thoái kinh tế, biến động chính trị. Do đó, vàng là “tài sản an toàn” mà các chuyên gia tài chính khuyên nên giữ trong danh mục đầu tư.