Full stack marketer là gì? Những kiến thức cần có của một full stack marketer?

Full stack marketer là gì

Với sự ra đời và phát triển ngày càng nhanh chóng của nhiều công ty và doanh nghiệp như hiện nay, để có thể tồn tại, phát triển và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, bạn cần phải xây dựng được cho mình những chiến dịch marketing thu hút và nổi bật. Để làm được điều đó, đòi hỏi các marketer phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về nhiều mảng khác nhau trong marketing. Vậy full stack marketer là gì? Các full stack marketer cần trang bị những kiến thức nào. Hãy cùng sum.vn tìm hiểu full stack marketer là gì qua bài viết sau.

1. Full stack marketer là gì?

Full stack marketer là gì? Mỗi một thành tố trong của marketing stack gọi là 1 “stack” và để có thể được gọi là full stack marketer thì người đó phải có một kiến thức, kinh nghiệm thực tế với tất cả các stacks. Ví dụ như: với (digital) marketing stack, để có thể được gọi là full stack digital marketer đồng nghĩa là bạn phải có một kiến thức cơ bản như sau:

– Infrastructure bao gồm: website, hosting, domain, hệ thống CRM, HTML/CSS, Javascript, thậm chí có thể là PHP hoặc query để truy xuất dữ liệu database,v.v… Và tùy vào công việc mà bạn có thể còn phải dính vào các hệ thống của CRM, ERP hoặc POS của công ty đó.

– Analytics có thể bao gồm việc tìm hiểu và biết cách sử dụng các công cụ để phân tích (như Google Analytics), biết cách cài đặt, biết cách rút trích dữ liệu và dựa vào các dữ liệu đó để có thể đưa ra các được các phân tích phù hợp nhất.

– Content bao gồm việc: quen thuộc với các loại content của web, video, social, ads, v.v… và có thể đưa ra được các định hướng của content trên các platform khác nhau và nếu có thể tự thực thi được thì còn tốt hơn nhiều. Đồng thời bạn cũng phải hiểu được các kênh paid, own, earned để có thể truyền tải được nội dung mà mình tạo ra một cách hiệu quả nhất. Đây bao gồm luôn cả việc làm thông thạo các kênh quảng cáo.

2. Làm sao để có thể trở thành full stack marketer?

Không ngừng học hỏi

Marketing là một trong những lĩnh vực rất rộng. Có rất nhiều kiến thức để học hỏi, lĩnh hội, trao dồi và được cập nhật theo thời gian.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các trang web, blog, vlog cung cấp được các kiến thức về marketing, lập trình và công nghệ. Do đó, một full stack nên bám sát mọi thông tin mới nhất về marketing, xử lý và kết hợp chúng vào chiến lược cụ thể của riêng mình.

Xem thêm: Marketing Director là gì ? Công việc của marketing Director

Tháo vát

Full stack marketers là phải luôn có một niềm tin rằng bất kỳ các vấn đề nào cũng đều có giải pháp, miễn là bạn có thể sẵn sàng và kiên nhẫn để tìm ra được nó. Một full stack ngoài một khối óc thông minh và nhạy bén thì còn cần có sự chăm chỉ, tháo vát trong mọi công việc.

Linh hoạt

Full stack marketers là phải tiếp xúc rất nhiều với dự án, chiến dịch marketing khác nhau. Do đó, là khả năng thích ứng và linh hoạt, ứng biến với tình huống là rất cần thiết. Nếu một chiến dịch marketing hoạt động có vấn đề, full stack marketer cần phải  nhanh chóng tìm ra được giải pháp. Họ phải luôn có sẵn trong đầu những ý tưởng mới, sự thích nghi mới và chiến thuật mới.

Chuyên môn kỹ thuật về marketing  

Để trở thành một chuyên gia marketing là cả một quá trình và có thể học hỏi, rèn luyện và không phải là một khả năng bẩm sinh sẵn có. Tuy nhiên, để trở thành full stack marketer thì chắc chắn rằng người làm cần phải có những kiến thức chuyên môn cơ bản về marketing, về chiến lược tiếp thị, cách phát triển và tạo khách hàng tiềm năng…

3. Những kiến thức cần có của full stack marketer

Infrastructure (hạ tầng)

Bao gồm như: website, hosting, domain, hệ thống của CRM, HTML, CSS, Javascript, hoặc thậm chí là biết cả code PHP và cách sử dụng SQL để có thể truy vấn dữ liệu. Bạn nào chuyên làm report (Báo cáo) chuyên sâu về các chỉ số digital marketing thì khả năng là sẽ biết SQL – thứ mà dân lập trình làm việc hằng ngày.

Analytics (thống kê)

Bao gồm việc sử dụng rành rọt được các công cụ như Google Analytics. Biết cách cài đặt, “xào chẻ” dữ liệu (kiểu như viết được các hàm functions trong Excel). Ở đây cũng có thể sử dụng Excel hoặc các dashboard chuyên dụng cho việc làm báo cáo.

Create content (sản xuất nội dung)

Bạn phải biết được là tất cả các định dạng nội dung thông dụng như: (hình ảnh, video, banner chạy ads,…) trên các kênh media khác nhau. Và kể cả việc sản xuất ra những định dạng content như mình vừa kể.

Delivery content (truyền thải nội dung)

Nói 1 cách khác để dễ hiểu nhất là bạn phải chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Tiktok Ads,… hoặc bất kỳ các hình thức quảng cáo nào khác để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Khách hàng có thể nhìn thấy được nội dung quảng cáo của bạn hữu ích và cần thiết thì họ sẽ bấm vào. Đó gọi là delivery content.

Tất nhiên là ngoài hình thức quảng cáo (paid traffic) thì còn có các kênh quảng cáo miễn phí khác (free traffic) như: SEO, xây dựng của personal branding trên social media… và đăng tải những nội dung cần quảng cáo lên đó.

Tựu chung lại là nếu bạn nắm vững hết được 4 mảng trên thì bạn có thể được xem là full stack marketer (của riêng stacks đó thôi nhé vì ban đầu mình nói là có nhiều loại stacks mà). Nhưng đó chỉ mới có thể là lý thuyết trên giấy.

Áp dụng trên thực tế với mỗi 1 mảng và mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau (thậm chí là từng doanh nghiệp cụ thể) có thể là đòi hỏi bạn cần có những kiến thức chuyên môn khác nhau. Ví dụ như: nếu bạn làm việc trong 1 doanh nghiệp phát triển và bán ứng dụng mobile thì chắc chắn 1 điều nếu bạn làm marketing trong doanh nghiệp đó thì phải biết chạy quảng cáo mobile apps, phân tích dữ liệu hành vi người tiêu dùng trên apps và cả trên mobile…

4. Full-stack marketer tỏa sáng ở môi trường nào?

Nói một cách công bằng như, họ làm việc tốt nhất trong các start-ups và các công ty nhỏ vì yêu cầu một phạm vi kỹ năng rộng. Sự hiệu quả của những full-stack marketer này sẽ mang lại một động lực tăng trưởng và sự phát triển. Những công ty có thể tìm kiếm sự tăng trưởng có thể sẽ cần những cá nhân có sáng kiến, tinh thần và khả năng theo dự án từ đầu đến cuối.

Các công ty của tập đoàn lớn có xu hướng chia thành các bộ phận và công việc tách biệt với nhau (silo), đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, full-stack marketer vẫn có thể thành công. Cho dù họ có thể không tham gia vào tất cả các khía cạnh của marketing, độ rộng về kỹ năng chuyên môn, sự tháo vát và khả năng bao quát của họ sẽ mang lại sự hợp tác tốt với người khác và mục tiêu chung đến một hiệu quả cuối cùng.

Điểm chung của full-stack marketers là trong bất kỳ doanh nghiệp và tổ chức nào là khả năng đo lường và điều chỉnh để có thể hiện giá trị của marketing cho doanh nghiệp, tập trung vào kết quả thay vì chỉ tập trung vào một chuyên môn ở một lĩnh vực chuyên biệt. Họ có một tư duy phát triển, điều mà Dr Travis Bradberry nhận xét về việc này còn quan trọng hơn cả sự thông minh.

5. Những công việc của một Marketer trong công ty

Lên kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho công việc

Đây là một công việc đầu tiên bạn cần phải có làm trên con đường trở thành một marketer chuyên nghiệp. Không những thế phải lên lên kế hoạch rõ ràng cho các công việc hàng ngày mà bạn còn phải thiết kế một kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng và tỉ mỉ cho các dự án mà mình phụ trách.

Xem thêm: Tổng hợp kế hoạch kinh doanh mẫu hay nhất từ a – z

Quan sát và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Dù bạn hoạt động hay làm việc ở bất kỳ trong một công ty/doanh nghiệp nào hay tự mình Startup thì cũng sẽ có những “hòn đá lớn” cản đường mang tên – đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, là một marketer chuyên nghiệp bạn phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để có thể nắm bắt được điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ. Từ đó, có thể đưa ra được những chiến lược marketing và có thể hạ gục họ một cách dễ dàng và ít tốn kém nhất.

Tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu chính là  “cần câu cơm” của bạn hoặc cũng như cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi bắt đầu để thực hiện một chiến lược hay một chiến dịch marketing nào đó thì điều đầu tiên một marketer chuyên nghiệp cần phải làm chính là tìm hiểu, xác định và nghiên cứu khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể xác định được một phân khúc khách hàng mục tiêu bằng cách là dựa vào nhân khẩu học; thói quen, sở thích hoặc nhu cầu tiêu dùng; các vấn đề về xã hội họ quan tâm như; kênh fanpage Facebook/Youtube/Tiktok,… họ theo dõi…

Lắng nghe theo phản hồi từ truyền thông và khách hàng

Một marketer chuyên nghiệp là còn phải biết lắng nghe xem truyền thông và khách hàng đã phản hồi như thế nào về các sản phẩm/dịch vụ của công ty mình. Từ đó, xây dựng và đưa ra được một kế hoạch marketing phù hợp nhất để cải thiện hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ một cách tốt nhất.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin về full stack marketer là gì cũng như những kiến thức cơ bản cần có của một full stack marketer. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn định nghĩa về full stack marketer là gì và có thể trở thành một full stack marketer chuyên nghiệp.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: ngaocontent.com, conversion.vn, marketingai.vn)